http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Hỗ Trợ Trực Tuyến
giamdocdonghanhviettravel giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Tư Vấn Du Lịch

Châu Đốc
Châu Đốc nguyên là đất thuộc Chân Lạp, gọi là Tầm Phong Long (Kompong Long). Năm 1757, vua Chân Lạp dâng đất này cho Chúa Nguyễn . Chúa Nguyễn đặt đạo Châu Đốc nối liền với trấn Hà Tiên.
Năm 1876, Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, mỗi khu vực hành chính lại chia nhỏ thành các tiểu khu hay hạt tham biện (arrondissement administratif) thì Châu Đốc là hạt tham biện thuộc khu vực hành chính Bát Xắc (Bassac), vốn là phần đất tỉnh An GiangAn Giang xưa.
Tháng 9 năm 1947, chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã tách tỉnh Châu Đốc làm hai phần:
  • Phần thứ nhất hợp nhất với một phần tỉnh Long Xuyên thành tỉnh Long Châu Hậu , đến tháng 10 năm 1950 nhập thêm tỉnh Hà Tiên thành tỉnh Long Châu Hà.
Phần còn lại của tỉnh Châu Đốc hợp nhất với phần còn lại của tỉnh Long Xuyên thành tỉnh Long Châu Tiền, đến tháng 6 năm 1951 nhập thêm tỉnh Sa Đéc  thành tỉnh Long Châu Sa.
Hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Sa tồn tại đến năm 1954.
Trong thời kỳ 1955-1976, từ tháng 5 năm 1974 đến tháng 2 năm 1976 chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam tái lập ra hai tỉnh Long Châu Hà và Long Châu Tiền (từ các phần đất của hai tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên).
Địa bàn tỉnh Châu Đốc cũ nay thuộc tỉnh An Giang, riêng quận Hồng Ngự nay thuộc tỉnh Đồng Tháp .

MIẾU BÀ CHÚA XỨ
Vị trí: Miếu Bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Ðược lập vào năm 1820, kiến trúc theo kiểu chữ "quốc". Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh.
Được lập vào năm 1820, Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở trên núi Sam, tỉnh An Giang.Theo truyền thuyết, miếu Bà do dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của Bà. Lại có truyền thuyết cho rằng, Thoại Ngọc Hầu đã đứng ra xây dựng theo lời trăn trối của vợ (bà Châu Vĩnh Tế).

Trong miếu thờ tượng Bà Chúa tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ thứ VI theo mô tuýp tượng thần Vitnu thường có ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ. Hội Bà Chúa Xứ được tổ chức hàng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về dây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành
Lúc đầu miếu cất bằng tre, lá. Năm 1962, miếu lợp ngói âm dương. Ðến năm 1972, ngôi miếu được xây lại, năm 1976 công trình mới hoàn thành.
Miếu Bà Chúa Xứ kiến trúc theo kiểu chữ "quốc", có 4 mái hình vuông, nóc lợp bằng ngói ống màu xanh. Nhà để tượng cũng 4 mái hình vuông. Trong miếu thờ tượng Bà Chúa được tạc bằng đá xanh có giá trị nghệ thuật cao. Tượng tạc vào thế kỷ 6, theo mô típ tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Cam-pu-chia, Ấn Độ. Hội Bà  Chúa Xứ được tổ chức hằng năm rất lớn vào các ngày cuối tháng 4 âm lịch. Hàng vạn người đổ về đây dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành...
Chùa Tây An
Vị trí: Chùa Tây An thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Chùa Tây An mang dáng dấp của những ngôi chùa Ấn Ðộ, có kiến trúc hài hoà với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy. Chùa là một trong cụm di tích ở chân núi Sam
Chùa Tây An (Tây An cổ tự) do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là Tổng đốc Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi Cao Miên. Theo lời nguyện này, nếu ông đi thành công, khi về sẽ dựng một ngôi chùa thờ Phật tại chân núi Sam. Cất chùa xong bằng tre, ông thỉnh vị Hoà thượng đầu tiên là Nguyễn Văn Giác, pháp hiệu là Hải Tịnh đến trụ trì. Năm Thiệu Trị thứ 7 (1847), chùa lại thỉnh thêm một vị Hoà thượng nữa tên là Ðoàn Minh Huyền, pháp hiệu là Pháp Tang đến trụ trì. Vị Hoà thượng sau này ngoài việc tu hành còn có tài làm thuốc trị bệnh cho nhân dân rất hiệu quả nên sau khi ông mất, đồng bào suy tôn hoà thượng với danh hiệu là Phật thầy Tây An và danh hiệu này vẫn được nhân dân gọi đến ngày nay.
LĂNG THOẠI NGỌC HẦU
Vị trí: Lăng Thoại Ngọc Hầu thuộc xã Vĩnh Tế, thị xã Châu Ðốc, tỉnh An Giang.
Đặc điểm: Lăng Thoại Ngọc Hầu là một trong số nhiều di tích ở chân núi Sam. Tại đây có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng hai phu nhân được xây vào thập niên 30 của thế kỷ 20.
Nói đến An Giang, hẳn du khách đã hơn một lần được chiêm ngưỡng những công trình tiêu biểu, gắn với một thời đi khẩn hoang, lập làng bảo vệ biên cương Tổ quốc của Thoại Ngọc Hầu - Nguyễn Văn Thoại. Ông là người có công đào kênh, đắp đường, góp phần xây dựng nên xứ sở An Giang tươi đẹp ngày nay, với các công trình như: lộ núi Sam – Châu Đốc dài 5 km được đắp từ năm 1826 – 1827, kênh Thoại Hà dài 30 km tại núi Sập được đào năm 1818. Người dân nơi đây gọi núi Sập là “Thoại Sơn” để ghi nhớ công lao Thoại Ngọc Hầu.

Từ năm 1819 – 1824, kênh Vĩnh Tế được xây dựng, với chiều dài hơn 90 km và số nhân công lên đến 80.000 người, đây là một công trình kiến trúc tương đối qui mô, nối từ Châu Đốc đến Hà Tiên rồi chảy ra vịnh Thái Lan. Để ghi nhận công đức người vợ đắc lực của Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, vua Minh Mạng đã đặt tên con kênh là “Vĩnh Tế Hà”, và núi Sam được đổi thành “Vĩnh Tế Sơn”. Bên triền núi Sam, Thoại Ngọc Hầu cùng hai người vợ yên nghỉ trong ngôi lăng đường bệ và bên cạnh là ngôi đền thờ Ông.
Du khách có dịp đến Thất Sơn - An Giang xin mời đến viếng thăm lăng mộ Thoại Ngọc Hầu, ngắm dòng kênh Vĩnh Tế xanh biếc hiền hòa. 
Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại, một danh tướng nổi tiếng của triều Nguyễn. Ông sinh ngày 25/11/1761 tại Diên Phước, tỉnh Quảng Nam, được phong tước Ngọc Hầu. Ông mất ngày 06/6/1829.
Thoại Ngọc Hầu được triều đình nhà Nguyễn phong tước hầu cử vào khai phá trấn giữ An Giang. Ông đã tập hợp lưu dân hai tỉnh Quảng Nam - Quảng Ngãi về ở các vùng Ông Chưởng (Chợ Mới), Núi Sập (Thoại Sơn), Châu Đốc, Long Xuyên... Ông là người tổ chức đào kênh Thoại Hà (con kênh có bề ngang 20 tầm - chừng 51m, dài 31.744m) và kênh Vĩnh Tế dài hơn 90km. Đào hai con kênh ấy trong thời kỳ công cụ lao động thô sơ và bằng tay, chân quả là việc làm thần kỳ. Sau khi hoàn tất việc đào kênh, Thoại Ngọc Hầu cho vẽ bản đồ trình triều đình Huế, được vua khen ngợi ban sắc chỉ cho lấy tên người mà đặt cho tên kênh là Thoại Hà (kênh Thoại) và lấy tên vợ chính của ông là Vĩnh Tế đặt cho kênh Vĩnh Tế. Để đánh dấu những công trình này, Thoại Ngọc Hầu cho dựng bia làm kỷ niệm: bia Thoại Sơn, Vĩnh Tế Sơn. Đồng thời trước ngày dựng bia, Ông cho nhiều toán người đi dọc hai bờ kênh, từ Châu Đốc đến Hà Tiên tìm hài cốt những dân binh tử nạn mang về cải táng hai bên tả và hữu khuôn lăng. Trong buổi lễ long trọng dựng bia kỷ niệm có đọc bài "Tế nghĩa trũng văn", do Thoại Ngọc Hầu đứng ra chủ lễ. "Nghĩa trũng văn" là bài thơ tế cô hồn tử sĩ, khắc ghi công lao và sự thương tiếc đối với binh sĩ, sưu dân đã bỏ mình trong công cuộc đào kênh...
Chợ Tịnh Biên
Chợ Tịnh Biên - An Giang là chợ biên giới vùng Bảy Núi, có vị trí địa lý thuận lợi trong việc giao thương hàng hóa giữa Việt Nam với nước bạn Campuchia, Thái Lan... lại có ưu thế nữa về giao thông đường bộ. Có rất nhiều hướng đến, từ TP.HCM đến Long Xuyên - Châu Đốc - Tịnh Biên và hướng Kiên Giang - Hà Tiên - Châu Đốc... nếu tính từ TP.HCM hay TP.Cà Mau chỉ cần hơn 4 giờ ngồi xe là du khách có thể đến Tịnh Biên. Vì vậy, khách đến mua sắm ở Tịnh Biên không chỉ ở ĐBSCL mà còn rất nhiêu thương lái, khách du lịch đến từ TP.HCM, mỗi khi có dịp đến vùng Bảy núi