http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Hỗ Trợ Trực Tuyến
giamdocdonghanhviettravel giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

NÚI CẤM



Chùa Vạn Linh
Chùa Vạn Linh là danh lam thuộc địa phận núi Cấm (An Giang). Chùa có nét đẹp hài hòa giữa khung cảnh núi rừng, vì vậy số lượng khách tham quan ngày càng tăng. Núi Cấm còn có tên là Thiên Cấm sơn, một ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn (716 mét), nằm trong khu tam giác Tịnh Biên - Nhà Bàng - Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang, nơi nổi tiếng là vùng thủy tú sơn kỳ, bốn mùa cây lá xanh tươi. Ngoài môi trường thiên nhiên lý tưởng, núi Cấm còn nổi tiếng với nhiều chùa, miếu, am, động, hang, đặc biệt là những danh thắng với nhiều truyền thuyết hấp dẫn như vồ Thiên Tuế, điện Bò Hong, Sân Tiên, vồ Chư Thần, vồ Ong Bướm, vồ Đầu, chùa Vạn Linh...
Núi Cấm, ngày càng thu hút đông khách thăm, phong cảnh u tịch thanh nhàn của núi rừng Tây Nam, mà nhân dân địa phương đã từng ca ngợi, là “địa linh nhân kiệt”. Trước kia trên đỉnh Cấm Sơn có một vài ngôi chùa và nhiều am cốc, như chùa Phật Nhỏ, chùa Phật Lớn, Trung Sơn Thiên Tự...trong đó có một ngôi chùa đã đi vào ký ức của nhiều Phật Tử trên vùng Bảy Núi. Đó là chùa Vạn Linh.
Chùa Vạn Linh trước có tên là chùa Lá. Người bạt núi dựng chùa đầu tiên là Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm Tế. Ngài đã xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh là Thượng Thiện Hạ Quang. Hòa Thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa hiện nay cho biết:
“Vào năm 1929, Hòa Thượng Thích Thiện Hạ Quang đã chọn đất lập am thờ Phật, lúc đầu làm bằng tranh lá đơn sơ để ẩn tu, dần dần số đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ bắt đầu đổi thành chùa, lấy tên là chùa Vạn Linh.”.
Năm 1943 chùa được xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp và kín đáo hơn. Đến năm 1946, chùa bị quân Pháp phá hủy hoàn toàn. Mãi tới sau ngày Pháp rút đi, chùa mới được xây dựng lại kiên cố hơn. Rồi chiến tranh lại xảy ra, năm 1970, máy bay Mĩ đã ném bom biến cả khu vực chùa Vạn Linh thành bình địa. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo Phật, đứng ra dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ và lập bàn thờ Phật để ngày đêm hương khói. Cho đến năm 1983, ngôi Chùa Lá mới phục hồi. Năm 1995, được chính quyền địa phương cho phép, các sư tăng bắt tay vào việc thiết kế và xây dựng chùa mới gần bên nền chùa cũ, trên một sườn đồi thoai thoải, trời quang thanh khiết, bốn bề lộng gió, thanh bình.
Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc vừa mang sắc thái Á Đông vừa mang tính hiện đại bao gồm tiền đường và hậu đường. Phần chính điện là nơi an vị các tượng Phật sơn son thếp vàng lộng lẫy giữa một khung cảnh trang nghiêm, trầm mặc và thoát trần, tạo ra một ấn tượng thẩm mỹ giữa phong cảnh u tịch của núi rừng. Ba ngọn tháp trước tiền đường làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm. Bên trái là tháp chuông chín tầng với quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Bên phải là tháp Tổ, chính giữa là Quan Âm các chín tầng cao 35 mét. Toàn cảnh tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên. Chung quanh chùa là những vườn hoa, vườn kiểng, vườn cây ăn trái và cây rừng tươi tốt bốn mùa, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền.
Nhờ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và trong lành, được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”, nên khu du lịch núi Cấm mỗi năm thu hút hơn 500.000 du khách, đều dừng chân ở chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh. Vào mùa lễ hội Vía Bà, ngày rằm và ba mươi lượng khách còn tăng lên gấp nhiều lần. Khu du lịch rừng nhiệt - ôn đới gồm cây, thú rừng đặc chủng, rừng hỗn giao, rừng trồng được bảo tồn để làm xanh hóa môi trường và làm tăng thêm vẻ phong phú cho khu du lịch.
Hiện nay, ngành du lịch An Giang đang khai thác tuyến đường mòn từ chân núi đến chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh, đồng thời có bố trí thêm các loại hình giao thông độc đáo từng đoạn như cáp treo, xe chạy điện, xe ngựa để phục vụ cho khách tham quan.
Chùa Vạn Linh trước kia có tên là chùa Lá. Vị khai sơn dựng chùa đầu tiên là ông Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm tế. Ngài đã thế phát xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh Thượng Thiện Hạ Quang. Theo lời kể của hòa thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa: Vào năm 1929 hòa thượng Thượng Thiện Hạ Quang đã chọn đất trên núi Cấm lập am thờ Phật. Lúc đầu chùa được cất bằng tranh lá đơn sơ, dần dần đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ trở thành một ngôi chùa khá khang trang lấy tên là Vạn Linh. Ba năm sau, chùa được xây dựng lại, mái lợp ngói, vách đá, to đẹp và trang nghiêm. Nhưng vào năm 1946, giặc Pháp đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa! Để tiếp tục giữ gìn nơi thờ phượng, tu hành, quý thầy dựng lại chùa mới. Đến năm 1970, một lần nữa chùa bị tàn phá bằng những đợt ném bom của máy bay Mỹ. Cả khu vực chùa bị chúng biến thành bình địa. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát ấy, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo, dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ để chờ ngày đủ khả năng khôi phục lại ngôi chùa tôn nghiêm này... Năm 1995, các sư tăng và phật tử bắt tay vào việc xây dựng ngôi chùa mới gần bên nền chùa cũ, trên một sườn đồi thoai thoải rộng bốn mẫu, xung quanh là rừng cây là một nơi u nhàn để tu niệm. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc vừa mang sắc thái Á Đông vừa mang tính hiện đại, bao gồm tiền đường và hậu đường trên một diện tích 500m2. Phần chính điện là nơi an vị các tượng Phật sơn son thiếp vàng. Ba ngọn tháp trước tiền đường làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm của ngôi chùa. Bên trái là tháp chuông chín tầng với quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Bên mặt là tháp To. Chính giữa là Quan Âm các chín tầng, cao 35m. Từ sân chùa đến hậu liêu, tả hữu đều có dãy hành lang dài để khách đi dạo. Xung quanh chùa còn có những vườn hoa, vườn kiểng, vườn cây ăn trái. Ngồi nghỉ chân dưới những tàn cây bên hông chùa hoặc đi dạo bất cứ nơi nào trong khuôn viên chùa Vạn Linh, chúng ta cũng đều có thể nghe tiếng rì rào của gió đùa lá cây, thỉnh thoảng lại nghe tiếng quốc kêu khắc khoải... Tất cả đã tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên.
Với những gì hiện có, chùa Vạn Linh cùng toàn thể cảnh quan xung quanh, là điểm du lịch sinh thái, văn hóa, giáo dục, lịch sử độc đáo của núi Cấm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét