http://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vNhttp://Taochu.Uhm.vN
Hỗ Trợ Trực Tuyến
giamdocdonghanhviettravel giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Núi Sam


Núi ở phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, có tên chữ là Vĩnh Tế sơn, do vua Minh Mạng đặt để ghi công cho Thoại Ngọc Hầu trong việc hoàn thành kênh Vĩnh Tế. Đây là một ngọn núi độc lập, cao 228 m, chu vi 5.200 m, nổi lên giữa đồng bằng như một con sam khổng lồ bám trên mặt ruộng, nên có tên gọi như vậy. Một cách giải thích khác cho rằng nơi đây xưa kia từng là hòn đảo nhô lên trên biển, có nhiều sam sinh sống nên được gọi là Học Lãnh Sơn, tức núi con sam. Có lẽ tên gọi này là biến âm của từ Hậu Lĩnh Sơn - 鱟 嶺 山, vì thực ra, từ này mới có nghĩa là núi con sam.
Phía Tây Bắc của núi là kênh Vĩnh Tế chạy dọc biên giới Campuchia. Phía Tây Nam giáp xã Thới Sơn và Nhơn Hưng thuộc huyện Tịnh Biên. Phía Đông Bắc và Đông Nam giáp phường Châu Phú A, Châu Phú B của thị xã Châu Đốc.
Núi Sam có một vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là pháo đài bảo vệ thị xã Châu Đốc, là con đê thiên nhiên ngăn dòng nước lũ. Ngoài ra, đây còn là một khu du lịch nổi tiếng bậc nhất ở tỉnh An Giang.
Cảnh quan
Núi Sam thuộc loại núi trẻ, có cây xanh bóng mát. Trên núi có nhiều hoa sứ và hoa phượng. Dưới chân núi là một hệ thống kênh rạch, ruộng đồng bao quanh. Những công trình kiến trúc do con người xây dựng nằm rải rác dưới chân, trên sườn, và trên đỉnh núi tạo thành một quần thể di tích độc đáo như: miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang....và nhiều thắng cảnh như: đồi Bạch Vân, Vườn Tao Ngộ....Toàn bộ khu di tích núi Sam đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Trong bia Vĩnh Tế Sơn, Thoại Ngọc Hầu đã miêu tả núi Sam như sau: “Rành rành chân núi trắng phau trơ trọi ngọn tre xanh ngắt, cảnh núi trở nên tươi đẹp, sừng sững vọt lên. Ngắm dòng nước biếc bên bờ cao, ruộng vườn bao quanh chân núi, hơi tan tuôn cuốn lẫn khói nấu cơm, chùa chiền trên trót hương tỏa mây nồng, thật không kém gì phong cảnh trung châu vậy”.
Núi Sam có hai sườn Đông và Tây: sườn Đông là nơi đầu tiên đón nhận ánh nắng mặt trời, nên cây trái ở đây xanh tốt hơn, hương vị đậm đà hơn so với ở sườn Tây. Trên núi có cây giang, lá có vị chua thanh, bùi bùi, là bí quyết chế biến nhiều món ăn độc đáo như: canh chua thịt gà lá giang, bò xào lá giang....
Chạy ôm vòng quanh chân núi Sam là một con đường nhựa dài khoảng 6 - 7 km dẫn du khách từ ngã ba Đầu Bờ đến Bến Vựa. Bến Vựa là nơi tập trung nhiều mồ mả, gọi là khu nghĩa địa. Từ bên đường, du khách có thể nhìn thấy các ngôi mộ với đủ kiểu cách, nhà giàu xây mộ có mái che, trung lưu chỉ xây bằng đá, còn nhà nghèo thì chỉ "sè sè nắm đất bên đường". Từ Bến Vựa nhìn lên khoảng hơn trăm mét là các bậc đá ngoằn ngoèo dẫn lên đồi Bạch Vân. Tại đây có những khối đá to và những cây cổ thụ che bóng mát, du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn trên những tảng đá này. Tiếp tục đi vòng theo chân núi gặp Bến Đá, nơi đây tập trung ghe tàu để chở đá, cát cung cấp vật liệu xây dựng cho khắp vùng miền Tây. Tiếp tục đi vòng qua Đá Chẹt cũng là nơi khai thác đá nhiều nhất ở núi này, từ đây có một con đường ngoằn ngoèo đến tận đỉnh núi, gọi là đường Tháp, ô tô và xe máy có thể lên được dễ dàng. Khu vực này có tháp ngắm cảnh được xây dựng cao hàng chục mét. Công trình này khi hoàn tất sẽ thu hút nhiều khách lưu trú vì đây là nơi có thể thư giãn, nghỉ ngơi rất tốt với không khí trong lành và những buổi hoàng hôn lãng mạn...
Nếu có thời gian, du khách có thể leo núi bằng đường mòn ngay sau lăng Thoại Ngọc Hầu. Tiếng là đường mòn nhưng con đường đã được tu sửa nhiều: những đoạn dốc cao, trơn trợt đã được cải tạo thành bậc thang cho dễ đi. Hai bên đường có nhiều chùa chiền và các quán giải khát để du khách dừng chân lễ Phật hay nghỉ ngơi. Người đi khỏe chỉ mất nửa giờ để lên tới đỉnh; đi chậm thì mất khoảng một giờ hoặc hơn. Mùa hè, hoa phượng nở đỏ rực hai bên đường, đâu đâu cũng thấy một màu đỏ của hoa.
Trước 1975, trên đỉnh núi Sam có đặt mấy khẩu pháo 155, 105 ly, để phủ hỏa lực yểm trợ cho thị xã Châu Đốc cũng như các đồn bót và vùng biên giới bên kia kênh Vĩnh Tế. Ngày nay, trên núi có đặt đài truyền tin, nhà mát. Từ trên đỉnh núi, du khách có thể phóng tầm mắt nhìn xuống cánh đồng bất tận và dòng kênh thẳng tắp. Xa xa là thị xã Châu Đốc nhấp nhô mái ngói. Nếu có ống nhòm, bạn có thể nhìn thấy dãy Thất Sơn hùng vĩ và lãnh thổ Campuchia ở cách bờ kênh Vĩnh Tế khoảng 1,5 km. Những năm lũ lớn, cả một vùng đồng lúa bao la chạy tới chân trời bị nhận chìm dưới màu nước bạc, trắng xoá, mênh mông. Lên đến đỉnh núi, khách sẽ được tìm hiểu tường tận về gốc tích của Bà Chúa Xứ. Bệ đá nơi đặt tượng Bà trước khi hạ sơn vẫn hiện diện tại đây và được bảo quản rất kỹ, gọi là nơi Bà “ngự”
Ngoài các di tích nổi tiếng như: miếu Bà Chúa Xứ, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Tây An, chùa Hang, miếu Trương Gia Mô....trên triền núi Sam còn có hàng trăm am, cốc, chùa do người dân tự lập, tự tín ngưỡng và thực hiện các hoạt động bói toán, xin xâm, cho số .....Hầu hết đều tấp nập du khách từ mọi miền đất nước đến sùng bái ngưỡng vọng, vãng lai.

CHÂU ĐỐC

Long Xuyên – Tx.Châu Đốc ( 56 Km )
Thị xã CHÂU ĐỐC :
* Lịch sử hình thành và tổng quan.
Châu Đốc được hình thành địa giới hành chính vào năm 1757, khi chúa Nguyễn giao cho Nguyễn Cư Trinh vào và thành lập đạo Châu Đốc cùng với đạo Tân Châu và đạo Đông Khẩu ( Sa Đéc ). Sau khi Gia Long lên ngôi, năm 1805 đã đặt lại địa giới hành chính Châu Đốc thuộc huyện Tây Xuyên, trấn Hà Tiên, Châu Đốc lúc này gọi là Châu Đốc Tân Cương.
Năm 1808, Châu Đốc thuộc huyện Vĩnh Định, phủ Vĩnh Viễn, trấn Vĩnh Thanh, thuộc Gia Định Thành.
Năm 1815, triều Nguyễn cho xây thành Châu Đốc.
Đến 1825, Châu Đốc tách riêng thành Châu Đốc trấn.
Năm 1832, Minh Mạng đổi trấn thành Tỉnh, phủ Gia Định chia thành Nam Kỳ lục tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, Hà Tiên và An Giang. Trấn Châu Đốc đổi thành tỉnh An Giang, tỉnh lỵ đặt tại thành Châu Đốc. Để xứng đáng là tỉnh lỵ, năm 1834 vua Minh Mạng cho triệt phá thành Châu Đốc cũ (1815) xây dựng thành Châu Đốc mới theo hình bát quái. Năm 1868, sau khi Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, thực dân Pháp chia Nam Kỳ thành 24 Hạt Tham Biện. Trong đó, Hạt Châu Đốc trông coi Hạt Đông Xuyên ( Long Xuyên ) và Sa Đéc. Ngày 30/12/1899, Tòan quyền Đông Dương ra Nghị định: đổi Hạt Tham biện thành Tỉnh; chia An Giang thành 2 tỉnh Châu Đốc và Long Xuyên. Đến cuối năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm sát nhập Châu Đốc với Long Xuyên thành tỉnh An Giang, địa bàn Châu Đốc nằm trên xã Châu Phú thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú tỉnh An Giang. Năm 1964, sau khi Chính quyền Sài Gòn tách tỉnh, Châu Đốc thuộc tổng Châu Phú, quận Châu Phú, tỉnh Châu Đốc cho đến ngày giải phóng 30/4/1975.
Trong Cách mạng tháng 8, lực lượng cách mạng khởi nghĩa giành chính quyền ngày 24 tháng 8 năm 1945. Đến 20/01/1946, Pháp chiếm lại Châu Đốc. Theo sự phân chia của chính quyền Cách Mạng, 06/3/1948, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú A của tỉnh Long Châu Hậu. Đến cuối năm 1950, huyện Châu Phú A thuộc huyện Long Châu Hà. Từ năm 1957, Châu Đốc thuộc huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Đến giữa năm 1966, thành lập thị xã ủy Châu Đốc và mùa nước năm 1967 thực hiện chỉ đạo của Khu ủy khu 8 và Tỉnh ủy An Giang trong hội nghị mở rộng tại núi Tô, Châu Đốc được chọn làm mặt trận chính của tỉnh trong chiến dịch Xuân 68. Năm 1971, huyện Châu Phú vẫn thuộc tỉnh An Giang sau khi tách tỉnh Châu Hà. Cho đến tháng 5/1974, huyện Châu Phú thuộc tỉnh Long Châu Hà theo Hội nghị thường trực Trung ương Cục cho đến ngày giải phóng.
Tháng 2/ 1976, thị xã Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, gồm 2 xã: Châu Phú A và Châu Phú B. Ngày 27/01/1977, nhận thêm xã Vĩnh Ngươn của huyện Châu Phú theo Quyết định số 199/TC.UB của UBND tỉnh An Giang. Ngày 25/4/1979, chuyển 2 xã Châu Phú A, Châu Phú B thành phường Châu Phú A, Châu Phú B và thành lập xã Vĩnh Mỹ theo Quyết định 181/CP của Chính Phủ. Ngày 23/8/1979, nhận thêm xã Vĩnh Tế của huyện Châu Phú theo Quyết định 300/CPcủa Chính Phủ. Từ đó, thị xã Châu Đốc gồm phường Châu Phú A, phường Châu Phú B, xã Vĩnh Ngươn, xã Vĩnh Tế và xã Vĩnh Mỹ cho đến nay. Chùa Tây An do Tổng đốc An Hà Doãn Uẩn (tên thật là Doãn Ôn) xây dựng năm 1847. Qua nhiều đợt trùng tu, chùa trở thành một kiến trúc độc đáo của khu vực núi Sam, đã được Bộ Văn Hóa xếp hạng.

NÚI CẤM



Chùa Vạn Linh
Chùa Vạn Linh là danh lam thuộc địa phận núi Cấm (An Giang). Chùa có nét đẹp hài hòa giữa khung cảnh núi rừng, vì vậy số lượng khách tham quan ngày càng tăng. Núi Cấm còn có tên là Thiên Cấm sơn, một ngọn núi hùng vĩ nhất trong dãy Thất Sơn (716 mét), nằm trong khu tam giác Tịnh Biên - Nhà Bàng - Tri Tôn thuộc tỉnh An Giang, nơi nổi tiếng là vùng thủy tú sơn kỳ, bốn mùa cây lá xanh tươi. Ngoài môi trường thiên nhiên lý tưởng, núi Cấm còn nổi tiếng với nhiều chùa, miếu, am, động, hang, đặc biệt là những danh thắng với nhiều truyền thuyết hấp dẫn như vồ Thiên Tuế, điện Bò Hong, Sân Tiên, vồ Chư Thần, vồ Ong Bướm, vồ Đầu, chùa Vạn Linh...
Núi Cấm, ngày càng thu hút đông khách thăm, phong cảnh u tịch thanh nhàn của núi rừng Tây Nam, mà nhân dân địa phương đã từng ca ngợi, là “địa linh nhân kiệt”. Trước kia trên đỉnh Cấm Sơn có một vài ngôi chùa và nhiều am cốc, như chùa Phật Nhỏ, chùa Phật Lớn, Trung Sơn Thiên Tự...trong đó có một ngôi chùa đã đi vào ký ức của nhiều Phật Tử trên vùng Bảy Núi. Đó là chùa Vạn Linh.
Chùa Vạn Linh trước có tên là chùa Lá. Người bạt núi dựng chùa đầu tiên là Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm Tế. Ngài đã xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh là Thượng Thiện Hạ Quang. Hòa Thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa hiện nay cho biết:
“Vào năm 1929, Hòa Thượng Thích Thiện Hạ Quang đã chọn đất lập am thờ Phật, lúc đầu làm bằng tranh lá đơn sơ để ẩn tu, dần dần số đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ bắt đầu đổi thành chùa, lấy tên là chùa Vạn Linh.”.
Năm 1943 chùa được xây dựng lại đàng hoàng hơn, to đẹp và kín đáo hơn. Đến năm 1946, chùa bị quân Pháp phá hủy hoàn toàn. Mãi tới sau ngày Pháp rút đi, chùa mới được xây dựng lại kiên cố hơn. Rồi chiến tranh lại xảy ra, năm 1970, máy bay Mĩ đã ném bom biến cả khu vực chùa Vạn Linh thành bình địa. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo Phật, đứng ra dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ và lập bàn thờ Phật để ngày đêm hương khói. Cho đến năm 1983, ngôi Chùa Lá mới phục hồi. Năm 1995, được chính quyền địa phương cho phép, các sư tăng bắt tay vào việc thiết kế và xây dựng chùa mới gần bên nền chùa cũ, trên một sườn đồi thoai thoải, trời quang thanh khiết, bốn bề lộng gió, thanh bình.
Chùa được thiết kế theo lối kiến trúc vừa mang sắc thái Á Đông vừa mang tính hiện đại bao gồm tiền đường và hậu đường. Phần chính điện là nơi an vị các tượng Phật sơn son thếp vàng lộng lẫy giữa một khung cảnh trang nghiêm, trầm mặc và thoát trần, tạo ra một ấn tượng thẩm mỹ giữa phong cảnh u tịch của núi rừng. Ba ngọn tháp trước tiền đường làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm. Bên trái là tháp chuông chín tầng với quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Bên phải là tháp Tổ, chính giữa là Quan Âm các chín tầng cao 35 mét. Toàn cảnh tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên. Chung quanh chùa là những vườn hoa, vườn kiểng, vườn cây ăn trái và cây rừng tươi tốt bốn mùa, tạo nên một phong cảnh vừa thơ vừa thiền.
Nhờ cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ và trong lành, được mệnh danh là “Đà Lạt thứ hai”, nên khu du lịch núi Cấm mỗi năm thu hút hơn 500.000 du khách, đều dừng chân ở chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh. Vào mùa lễ hội Vía Bà, ngày rằm và ba mươi lượng khách còn tăng lên gấp nhiều lần. Khu du lịch rừng nhiệt - ôn đới gồm cây, thú rừng đặc chủng, rừng hỗn giao, rừng trồng được bảo tồn để làm xanh hóa môi trường và làm tăng thêm vẻ phong phú cho khu du lịch.
Hiện nay, ngành du lịch An Giang đang khai thác tuyến đường mòn từ chân núi đến chùa Phật Lớn và chùa Vạn Linh, đồng thời có bố trí thêm các loại hình giao thông độc đáo từng đoạn như cáp treo, xe chạy điện, xe ngựa để phục vụ cho khách tham quan.
Chùa Vạn Linh trước kia có tên là chùa Lá. Vị khai sơn dựng chùa đầu tiên là ông Nguyễn Văn Xứng, sinh năm 1895 tại Bến Tre, đệ tử của tổ Phi Lai thuộc dòng Lâm tế. Ngài đã thế phát xuất gia lên núi tìm thầy học đạo từ năm 1918, pháp danh Thượng Thiện Hạ Quang. Theo lời kể của hòa thượng Thích Hoằng Xưng, thường trực tại bổn chùa: Vào năm 1929 hòa thượng Thượng Thiện Hạ Quang đã chọn đất trên núi Cấm lập am thờ Phật. Lúc đầu chùa được cất bằng tranh lá đơn sơ, dần dần đệ tử quy tụ về đông hơn, mới cùng nhau ra công góp sức tu bổ. Đến năm 1940, cái am nhỏ trở thành một ngôi chùa khá khang trang lấy tên là Vạn Linh. Ba năm sau, chùa được xây dựng lại, mái lợp ngói, vách đá, to đẹp và trang nghiêm. Nhưng vào năm 1946, giặc Pháp đã phá hủy hoàn toàn ngôi chùa! Để tiếp tục giữ gìn nơi thờ phượng, tu hành, quý thầy dựng lại chùa mới. Đến năm 1970, một lần nữa chùa bị tàn phá bằng những đợt ném bom của máy bay Mỹ. Cả khu vực chùa bị chúng biến thành bình địa. Giữa cảnh hoang tàn đổ nát ấy, ông Lâm Cáo Kía, một cư sĩ mộ đạo, dựng lại một cái chòi lá ngay trên nền chùa cũ để chờ ngày đủ khả năng khôi phục lại ngôi chùa tôn nghiêm này... Năm 1995, các sư tăng và phật tử bắt tay vào việc xây dựng ngôi chùa mới gần bên nền chùa cũ, trên một sườn đồi thoai thoải rộng bốn mẫu, xung quanh là rừng cây là một nơi u nhàn để tu niệm. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc vừa mang sắc thái Á Đông vừa mang tính hiện đại, bao gồm tiền đường và hậu đường trên một diện tích 500m2. Phần chính điện là nơi an vị các tượng Phật sơn son thiếp vàng. Ba ngọn tháp trước tiền đường làm tăng thêm vẻ thâm nghiêm của ngôi chùa. Bên trái là tháp chuông chín tầng với quả đại hồng chung nặng 1,2 tấn. Bên mặt là tháp To. Chính giữa là Quan Âm các chín tầng, cao 35m. Từ sân chùa đến hậu liêu, tả hữu đều có dãy hành lang dài để khách đi dạo. Xung quanh chùa còn có những vườn hoa, vườn kiểng, vườn cây ăn trái. Ngồi nghỉ chân dưới những tàn cây bên hông chùa hoặc đi dạo bất cứ nơi nào trong khuôn viên chùa Vạn Linh, chúng ta cũng đều có thể nghe tiếng rì rào của gió đùa lá cây, thỉnh thoảng lại nghe tiếng quốc kêu khắc khoải... Tất cả đã tạo nên một nét đẹp hài hòa giữa lối kiến trúc tôn giáo và cảnh sắc thiên nhiên.
Với những gì hiện có, chùa Vạn Linh cùng toàn thể cảnh quan xung quanh, là điểm du lịch sinh thái, văn hóa, giáo dục, lịch sử độc đáo của núi Cấm.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

Tour An Giang: Núi Cấm - Rừng Tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư có 845 ha diện tích vùng lõi và 643 ha diện tích vùng đệm, cách biên giới Việt Nam — Campuchia 10 km, nằm trên tuyến du lịch liên hoàn với các khu du lịch núi Cấm, núi Sam, và đồi Tức Dụp. Trà Sư có 140 loài thực vật, trong đó chủ yếu là tràm, tràm bao phủ hầu hết diện tích nơi đây. Về động vật, Trà Sư có 11 loài thú , 22 loài bò sát, 5 loài ếch nhái, 70  loài chim (có 2 loài chim trong sách đỏ Việt Nam là giang sen và cò cổ rắn hay còn gọi là điêng điểng). Ngoài ra, nơi đây còn có 10 loài cá đen (lóc, trê, rô…) sống quanh năm và 13 loài cá trắng (mè vinh, lăng, linh…) chỉ xuất hiện trong mùa nước nổi. Thời gian thích hợp nhất để tham quan Trà Sư là từ thời điểm hiện tại đến giáp Tết, khi nước bao phủ hầu hết diện tích rừng, tạo nên những cảnh đẹp khó quên.

KHÁM PHÁ MÙA NƯỚC NỔI  AN GIANG
02 NGÀY 01 ĐÊM

NGÀY 1:  LONG XUYÊN – KDL LÂM VIÊN NÚI CẤM

05h30: Xe và HDV Dong Hanh Viet Saigon Travel đón khách tại điểm hẹn. Khởi hành đi Hà Tiên. Đoàn dùng đểm tâm tại Ngã Ba Trung Lương. Tiếp tục hành trình, tham quan cầu treo Mỹ Thuận, cây cầu hiện đại nhất Việt Nam được thiết kế theo kiểu cầu treo dây văng dài 1.535m. Long Xuyên dùng cơm trưa, thưởng thức Lẩu mắm - đặc sản nổi tiếng An Giang.
12h00: Khởi hành đi Núi Sam tham quan Miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc, Lăng Thoại Ngọc Hầu - một Vị khai quốc công thần Triều Nguyễn, Tây An Cổ Tự- ngôi chùa có kiến trúc cổ. Mua sắm đặc sản Châu Đốc (lạp xưởng, khô cá lóc, cá tra phồng, mắm thái, mắm lóc, đường Thốt lốt,...).
15h30: Chinh phục Núi Cấm ở độ cao 710m (chinh phục đỉnh Núi Cấm bằng xe 7 chỗ). Tham quan Chùa Vạn Linh, Chùa Phật Lớn, hồ Thủy Liêm; đặc biệt viếng Tượng Phật Di Lặc ở độ cao 500m so với mực nước biển.
17h30: Đoàn dùng cơm chiều tại nhà hàng Hương Núi, quý khách sẽ được thưởng thức đặc sản Bánh xèo miền núi. ( tối giao lưu đàn ca tài tử karaoke – chi phí tự túc ).Nghỉ đêm tại Lâm Viên Núi Cấm.

NGÀY 2:  NÚI CẤM – RỪNG TRÀM TRÀ SƯ

06h00: Điểm tâm với món Bánh canh Vĩnh Trung – đặc sản của người dân Vĩnh Trung.
07h00Khởi hành khám phá mùa nước nổi ở Rừng Tràm Trà Sư, đi xuồng lướt trên mặt nước ngắm nhìn cận cảnh chim, cò, vạc, chàng nghịch, chít mòng... Sau đó, lên vọng gác ngắm toàn cảnh khu rừng tràm trải rộng giữa cánh đồng nước nổi mênh mông, phía Đông là dãy thất sơn hùng vĩ.
11h30: Dùng cơm trưa Quý khách sẽ được thưởng thức các món ăn đồng quê mùa nước nổi như: Cá lóc nướng trui, cá linh chiên bột, cá rô kho tộ, canh chua bông điên điển và bông súng đồng,...
13h00: Khởi hành đi Chợ Cửa Khẩu Biên Giới (chợ Xuân Tô), ngắm biên giới Việt Nam – Campuchia, mua sắm hàng hóa TháiLan và Campuchia.
15h30: Khởi hành về TP. Hồ Chí Minh, về đến TP.Hồ Chí Minh, kết thúc chương trình tham quan. Chia tay và hẹn gặp lại.

GIÁ TOUR: 1.025.000 Đ / KHÁCH

Giá Bao gồm:
Ăn theo chương trình.
Ăn sáng: 01 suất ăn + 01 suất uống (cà phê, trà đường, đá chanh,...)
Ăn chính: đặc sản đồng quê mùa nước nổi, trà đá + trái cây tráng miệng.
Nghỉ: khách sạn tiêu chuẩn 2 – 3 người /phòng.
Vé tham quan theo chương trình.
Bảo hiểm du lịch 10.000.000đ/khách.
01 khăn lạnh, 02 chai nước suối 500ml/khách/ngày.
Quà: nón du lịch,của Dong Hanh Viet Saigon Travel
Xe vận chuyển theo chương trình.

Không bao gồm:
Các chi phí cá nhân: giặt ủi, điện thoại, ăn uống trong 
phòng khách sạn.

Trẻ em
Trẻ em từ 6 – 10 tuổi: 50% vé người lớn (01 suất 
ăn,01 chỗ ngồi, ngủ chung với cha mẹ). Từ 11 tuổi trở 
lên tính giá người lớn.


Travel with a local guide
 ĐỒNG HÀNH VIỆT - TRAO TRỌN NIỀM TIN